Cây lưỡi hổ mép lá vàng – Cây cảnh và những tác dụng trong đông y? Đa số người ta chỉ coi cây lưỡi hổ là cây cảnh, để trang trí nhà vì ý nghĩa phong thủy của nó. Nhưng ngoài việc chỉ để làm cảnh hay có ý nghĩa phong thủy là tránh tà ma ra. Mà trong y học cổ truyền, cây lưỡi hổ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Giới thiệu về cây lưỡi hổ mép lá vàng:
Tên gọi khác: cây hổ vĩ, ây lưỡi mèo, cây lưỡi cọp,…
Tên khoa học: Sansevieria trifasciata
Khu vực phân bố: Chúng được phân bố ở khắp mọi nơi trên nước ta
Thành phấn hóa học: steriod; β- sitosterol và daucosterol và flavonoid, isokaemferide
Đặc điểm của cây:
Là dạng cây rễ chùm, thân thảo. Thuộc họ Măng Tây, chiều cao khoảng 50 – 60cm.
Lá mọc thẳng đứng, lá nhọn hình dao mác nhưng mềm và mọng nước, trên lá có các vằn vàng và xanh.
Bên trong lá tươi có nhiều dịch nhày, cây rất ít khi rụng lá.
Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm từ gốc, hoa có cuống dài
Tác dụng của cây lưỡi hổ mép lá vàng:
Ngoài những tác dụng về phong thủy thì cây lưỡi hổ có công dụng sau:
Hỗ trợ khi da bị bỏng, rộp, cháy nắng, xước chảy máu
Làm chất sát khuẩn trên da
Làm nước súc miệng
Hỗ trợ điều trị hen suyễn
Hỗ trợ các bệnh về đường tiêu hóa
Xem thêm: Chè dây chữa bệnh dạ dày
Cách sử dụng hiệu quả:
1.Dùng hỗ trợ điều trị tiểu buốt:
Dùng 12-15gram lá tươi
Rửa sạch rồi nhai sống hàng ngày.
2.Hỗ trợ điều trị ho, hạ sốt:
Dùng 12-15gram lá tươi
Gĩa nát để lấy nước cốt rồi cho thêm vài hạt muối. Sử dụng trong ngày
3.Hỗ trợ điều trị viêm tai:
Lấy 3-5 lá tươi
Rửa sạch rồi hơ nên lửa và đem đi ép lấy nước. Rối lấy nước cốt nhỏ vào bên tai bị viêm.