Cây cỏ xước điều trị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp xương, đau nhức xương khớp.
1. Đặc điểm mô tả cây cỏ xước
– Cây cỏ xước có tên gọi khác là ngưu tất nam.
– Tên khoa học là Achyranthes aspera L., thuộc họ Amaranthaceae (Rau dền).
– Rễ nhỏ, thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m.
– Lá mọc đối và có cuống, phiến lá có hình trứng, đầu nhọn, mép lượn sóng.
– Cây cỏ dại có hoa nhiều và mọc thành bông dài 20 – 30 cm ở ngọn cây.
– Quả nang, có lá bắc dạng gai nhọn, hạt hình trứng dài.
– Mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
– Toàn cây đều được dùng làm thuốc.
– Thành phần có trong cây cỏ xước: Theo các nghiên cứu khoa học, trong rễ của cây cỏ xước có chứa thành phần chính là saponin và achyranthine alkaloids, có khả năng làm giãn mạch máu, chống viêm giảm đau, hạ huyết áp và tăng cường hô hấp.
2. Công dụng của cây cỏ xước
Theo Đông y, thì cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, có tác dụng rất tốt đối với các bệnh về xương khớp nên được dùng trong những trường hợp như:
– Điều trị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp xương, đau nhức xương khớp.
– Điều trị chứng đi tiểu buốt, viêm bàng quang, nước tiểu vàng.
– Hỗ trợ điều trị sỏi thận và sỏi mật.
– Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận, phù thũng vàng da.
Xem thêm: Quả dứa dại
3. Đối tượng sử dụng cây cỏ xước
– Những người bị thoái hóa khớp xương, đau thần kinh tọa, đau nhức xương khớp.
– Người bị viêm bàng quang, tiểu buốt, nước tiểu vàng và đi tiểu ra máu.
– Người bị phù thũng, suy thận, viêm cầu thận, vàng da.
– Người bị sỏi mật và sỏi thận.
4. Cách sử dụng cây cỏ xước
Theo kinh nghiệm dân gian, dùng toàn cây cỏ xước đem cắt nhỏ, rửa sạch rồi phơi khô rồi sao vàng hạ thổ để dành sắc uống.
Mỗi lần dùng từ 50 đến 70g cỏ xước đã được sao vàng như trên nấu cùng với 1 lít nước trong khoảng 20 phút là có thể sử dụng được.
*Lưu ý: – Phụ nữ có thai tuyệt đối không dùng.