Cây cỏ máu giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị tê thấp và đau nhức xương khớp

Cây cỏ máu giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị tê thấp và đau nhức xương khớp

1. Đặc điểm mô tả cây cỏ máu

– Cỏ máu có tên gọi khác là kê huyết đằng , hoạt huyết đằng, đại huyết đằng, cây cỏ máu, dây máu người, cây máu chó…

– Tên khoa học là Milletia reticulata Benth, thuộc họ cánh bướm.

– Là 1 loại dây leo, cao khoảng 10m, có nhiều cành non phủ lông mềm.

– Cụm hoa ở nách lá, có lông mịn màu đỏ, quả hình trứng, vỏ mỏng và có chứa  nhiều hạt.

– Cây mọc phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung như Quảng Bình.

2. Sơ chế và bảo quản

Cây cỏ máu tươi hái về chưa sử dụng được ngay mà cần phải đốt cháy phần vỏ ngoài. Phần vỏ ngoài cũng không được đốt cháy với lửa quá lớn hay là quá nhỏ, vì cỏ máu tươi nếu bị đốt cháy với lửa quá lớn sẽ làn mất hết dược tính vốn có của nó. Sau khi sơ chế thì thái thành lát mỏng rồi phơi khô, bảo quản nơi khô thoáng và tránh ẩm mốc.

Xem thêm: Cây lạc tiên

3. Công dụng tác dụng của cây cỏ máu

– Theo y học cổ truyền, thì cây cỏ máu có tính ấm, vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng giúp bồi bổ cơ thể, làm đen tóc, đẹp da cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh.

– Giúp tăng cân cho người gầy.

– Điều trị da xanh xao, mệt mỏi, những người bị thiếu máu, kém ăn và suy nhược cơ thể.

– Giúp bổ khí huyết, điều trị cho những phụ nữ có kinh nguyệt không đều.

– Hỗ trợ điều trị tê thấp và đau nhức xương khớp.

– Điều trị chân tay tê bại, ra mồ hôi, đau lưng, mỏi gối.

Cây cỏ máu giúp bồi bổ cơ thể
Cây cỏ máu giúp bồi bổ cơ thể

4. Đối tượng sử dụng

– Cây cỏ máu được dùng cho mọi đối tượng, trẻ em từ 3 tuổi trở lên đều có thể sử dụng bình thường.

– Người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, người gầy khó tăng cân, kém ăn.

– Phụ nữ kinh nguyệt không đều, ứ huyết.

– Phụ nữ sau sinh, thiếu máu và mất sữa.

– Người già thường hay đau nhức xương khớp và bị phong tê thấp…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *