Bạch quả là hạt của cây ngân hạnh, một vị thuốc Đông y nhưng cũng được sử dụng nhiều cả trong Tây y (cao lá ngân hạnh).ơ
1. Đặc điểm của cây ngân hạnh
Cây ngân hạnh, tên khoa học là Ginkgo biloda, thuộc họ bạch quả Ginkgoaceae.
Ngân hạnh còn có tên là công tôn thụ, áp cước thụ, áp cước tử, phi nga thụ, phi nga tử, bạch quả, hoạt hoá thạch.
Cây to, cao, mọc thẳng đứng, cành lá sum xuê. Cành có những nhánh ngắn, mang lá cuống dài, màu xanh lam, phiến lá hình dẻ quạt, mép phía trên tròn, giữa hơi lõm chia phiến lá thành hai thùy tựa như chân con vịt nên cây có tên là áp cước thụ (cây chân vịt).
Hoa nở vào tháng 4-5. Hoa đực có cuống nhụy ngắn, mọc thành từng bó 4-6 bông, rủ xuống. Hoa cái có cuống dài, noãn lộ ra ngoài. Quả chín vào tháng 10.
Quả ngân hạnh nhìn giống như quả mơ nhưng bên ngoài có lớp phấn trắng phủ kín nên có tên gọi là bạch quả (quả màu trắng). Hạt được dùng làm thuốc nên cây còn được gọi là áp cước tử, thu hái phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.
2. Tác dụng chữa bệnh của bạch quả
Ngân hạnh thuộc nhóm thuốc hóa đờm, chỉ ho, bình suyễn, được ghi chép sớm nhất trong “Nhật dụng bản thảo” cách đây hơn 6 thế kỷ. Đông y cổ truyền thường dùng quả, ít khi dùng lá, tên thuốc là bạch quả.
heo Đông y, bạch quả có tính bình, vị đắng ngọt, có công dụng ích phế khí, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp, bình suyễn, hóa đờm, chữa ho, hen, viêm phế quản mạn tính, lao phổi, tiểu tiện không tự chủ, tiểu rắt, di tinh, bạch đới… Dùng ngoài trị nấm ngoài da.
3. Bài thuốc trị bệnh từ bạch quả
3.1 Chữa cảm lạnh, ho nhiều đờm, thở suyễn: Bạch quả bọc trong lá ngải cứu nướng chín; ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả.
3.2 Hỗ trợ chữa hen phế quản, ho suyễn hỗ trợ điều trị lao phổi: Bạch quả 10g, 1 muỗng mật ong. Bạch quả bỏ vỏ, thêm nước, đun chín, cho mật ong vào khuấy đều. Ngày ăn 1 lần vào buổi tối.
3.3 Bài thuốc ngăn ngừa bạc tóc: Bạch quả 30g, hà thủ ô 150g vừng đen 100g, đậu đen 250g.Các vị thuốc trên sao chín, tán bột mịn. Bảo quản trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày dùng 30g, hòa với nước ấm để chiêu thuốc.
3.4 Bài thuốc hỗ trợ đái tháo đường: Bạch quả 15g, lá ổi non 15g, râu ngô 30g. Sắc uống trong ngày. Kiêng kỵ đại tiện táo không dùng.
3.5 Thang bạch quả định suyễn: Bạch quả 20g (sao vàng), ma hoàng 12g, tô tử 8g, khoản đông hoa 8g, chế bán hạ 8g, tang bạch bì (tẩm mật sao) 8g, hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn) 6g, hoàng cầm (sao qua) 6g, cam thảo 4g, sắc với 600 ml còn 250ml, chia 3 phần, uống trong ngày.
3.6 Hỗ trợ trị bệnh đường tiết niệu, tiểu tiện nhiều, nước tiểu đục: Bạch quả 10g, nướng chín; ăn trong ngày.
3.7 Trị mộng tinh: Bạch quả 3-5g, đun với rượu; uống 5 ngày liền.
3.8 Bài thuốc trị đới hạ: Bạch quả, khiếm thực, sơn dược, xa tiền tử, mỗi vị lượng bằng nhau – đều 9g, sắc uống trong ngày.
3.9 Trị sơn ăn gây sưng, ngứa: Lá ngân hạnh và lá kim ngân, lượng bằng nhau đun nước rửa.
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*