Ba kích là loại thảo dược quý có tác dụng tráng dương, bổ thận, kiện gân cốt, bài trừ phong thấp, rất tốt cho sinh lý cơ thể. Dược liệu này được sử dụng rộng rãi trong Đông y và Y học hiện đại.
Hiện nay chúng tôi cung cấp củ ba kích khô, được thu hái tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Cây sạch sẽ và chất lượng rất tốt. Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
Nguồn gốc và Danh pháp
Ba kích có tên khoa học Morinda officinalis stow, còn được gọi là Ba kích thiên, dây ruột gà, nhà thuốc. Loài thực vật này thuộc chi Nhàu, họ Cà phê.
Ba kích là cây mọc leo thành bụi, ven rừng, đồi núi có độ cao tuyệt đối dưới 500m. Loại thảo dược này có thể tìm thấy ở các vùng đồi núi thấp của Việt Nam như Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hòa Bình.
Đặc điểm nhận biết
Cây dây leo, thân mảnh có lông mịn, sống nhiều năm trên sườn đồi núi.
Lá đơn nguyên mọc đối chữ thập, tạo thành các lóng thân dài từ 5–10 cm. Phiến lá thuôn hình bầu dục, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tim hoặc tròn, phiến lá lúc non màu xanh, già màu trắng mốc và khi khô có màu nâu tím. Mặt dưới phiến lá đếm có 8-9 cập gân thứ cấp.
Hoa trắng sau chuyển vàng.
Quả kép phủ lông, có màu đỏ khi chín. Rễ cây phình to.
Thu hái và bào chế
Ba kích được đào lấy củ để sử dụng làm thuốc
Củ ba kích sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch và phơi ráo nước
Bộc lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thịt và rút bỏ lõi
Phần thịt của ba kích sẽ được dùng làm thuốc ( thường để ngâm rượu) bỏ phần lõi, không sử dụng
Thành phần và công dụng của củ ba kích
Trong rễ củ ba kích có chứa hoạt chất anthraglucozit, phytosterol, acid hữu cơ, đường, nhựa, 1 chút tinh dầu. Đặc biệt rễ ba kích tươi có chứa nhiều Vitamin C còn ba kích khô không có.
Theo Đông y: Ba kích vị cay chát ngọt, tính ôn, vào kinh can thận với những tác dụng chính như:
Làm ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp.
Nước sắc ba kích có tác dụng hỗ trợ ổn định huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài ra, rượu ba kích có tác dụng tăng cường sức khỏe cho nam giới, bổ thận tráng dương, kiện gân cốt.
Tác dụng kéo dài thời gian quan hệ, điều trị bệnh xuất tinh sớm.
Tác dụng điều trị chứng di mộng tinh ở nam giới.
Các bài thuốc từ ba kích
Hỗ trợ và điều trị gân cốt, xương khớp yếu, lưng và đầu gối đau buốt: Ba kích, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải tất cả 400g; Hươu bao tử: 1 bộ. Các vị trên làm thành viên thuốc. Mỗi lần uống 6g thuốc / 3 lần/ngày.
Hỗ trợ và điều trị suy nhược, gầy còm hoặc béo bệu, kém ăn, kém ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao: Ba kích 150g (chế cao 1/5 để khử chất gây ngứa cổ), lá dâu non 250g (chế cao 1/5), vừng đen chế 150g (sao thơm),hà thủ ô trắng chế đậu đen 150g (chế cao 1/5), ngưu tất 150g (chế cao 1/5), rau má thìa 500g (làm bột mịn), mật ong 250g. Đem các vị trên chế hoàn mềm 10g. Ngày uống 3 lần/1 hoàn.
Hỗ trợ và điều trị bệnh thận hư: Nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g); Củ mài núi khô 600g. Đem các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/ 1 hoàn.
Làm thế nào để có được bình rượu ba kích chất lượng tốt nhất?
Ba kích tươi rửa thật sạch, bỏ lõi.
Với 1 kg ba kích tươi,sau khi bóc lõi có thể ngâm từ 2-4 lít rượu.
Nếu cho nhiều rượu quá nhiều mùi vị, màu sắc của ba kích sẽ không được đậm đà.
Rượu ba kích có màu tím, có mùi thơm rất đặc trưng, vị ngọt nhẹ.
Mỗi lần sử dụng chỉ nên uống 1-2 chén để đạt hiệu quả sử dụng cao.
Be the first to review “Ba kích tím”